Không bao giờ là quá muộn
"Rằng cuộc sống có những cách giải quyết vấn đề rất kỳ diệu (và bí ẩn). Tôi nhận ra rằng phương châm sống mà tôi vẫn làm theo suốt cả cuộc đời – là giấc mơ chính là thứ để dựng nên thực tế, và đừng bao giờ bỏ cuộc, bởi không bao giờ là quá muộn – đã là đúng đắn... "
Ở tuổi 17, giống như rất nhiều cô gái trẻ khác, tôi bị mê hoặc bởi một cô tiếp viên hàng không trên chuyến bay tới châu Âu. Cô ấy, đối với tôi, như thể một nữ thần. Tôi không thể rời mắt khỏi cô: tôi nhìn cô thực hiện các trách nhiệm của mình, trang phục hoàn hảo, tóc búi gọn, móng tay sạch sẽ.
Tôi ở châu Âu 3 tuần và tất cả những gì tôi có thể nghĩ tới là chuyến bay về nhà, để lại được nhìn thấy một cô tiếp viên hàng không nữa. Ở tuổi 19, tôi học đại học năm thứ hai và không chắc nên chọn chuyên ngành nào.
Tôi ghi danh vào ngành Khoa học Nhân văn, nhưng không hứng thú lắm. Sâu thẳm trong tim mình, tôi vẫn mong được trở thành giống như cô tiếp viên hàng không mà tôi nhìn thấy hai năm trước.
Tôi quyết định nộp đơn vào ngành hàng không. Tôi theo đuổi quá trình khó nhọc này suốt 3 năm, mà hồi đó còn không có máy tính, không có e-mail.
Tất cả giấy tờ đều được ghi bằng tay và chuyển bằng bưu điện.
Nhưng rồi từng lá thư gửi đến, nói rằng họ cảm ơn nhưng rất tiếc phải thông báo rằng họ đã tìm được người khác phù hợp. Năm này qua năm khác, tôi tiếp tục theo đuổi giấc mơ, cho đến khi, cuối cùng, tôi nhận ra rằng hẳn tôi phải thiếu một điều gì đó khiến tôi không được nhận.
Đó đúng là một thực tế đáng thất vọng. Tôi ngừng gửi các bản đăng ký và đẩy đam mê sâu sắc của mình vào sâu trong lòng, đi tiếp với cuộc sống của mình, mà không có các hãng hàng không.
Sự nghiệp của tôi suốt nhiều năm sau đó đều có liên quan tới một ngành: dịch vụ khách hàng. Dù là một nhân viên lễ tân hay ở cấp bậc quản lý, tôi luôn là người đối diện với công chúng.
Tôi sinh đôi hai cậu con trai, rồi sinh đứa con thứ ba. Một năm sau đó, tôi ly dị. Cuộc sống rất khó khăn. Tôi tuyệt vọng về tài chính, ngập trong những trách nhiệm, mà chỉ có ba cậu con trai mới giúp tôi vượt qua được.
Trong suốt thời gian đó, niềm đam mê được bay vẫn luôn bám đuổi tôi. Nhưng vai trò của người làm mẹ vẫn được đặt lên trước. Ba đứa con là cuộc sống của tôi, và tôi cứ tiếp tục như vậy. Chúng lớn lên, tốt nghiệp trung học và vào đại học. Khi con út của tôi sắp tốt nghiệp trung học cũng là lúc tôi thất nghiệp.
Một thời gian sau đó, tôi xem chương trình TV tên là “Hàng không”, nói về một nữ tiếp viên hàng không là goá phụ 50 tuổi, tên là Billy, sống một mình vì các con đều đã lớn và ra ở riêng. Bà ấy nói bà ấy thích tiếp xúc với con người. Bà đọc một quảng cáo là hãng hàng không Southwest tuyển tiếp viên nên quyết định đến xem có những vị trí nào. Sau một quá trình tuyển dụng vất vả, thật ngạc nhiên, bà được nhận và tham gia luyện tập. Billy tỏ ra rất phấn khởi. Và ước mơ của tôi lại trỗi dậy.
Tôi theo đuổi một hãng hàng không ở địa phương để không phải chuyển nhà. Phải ba tháng sau đó hãng hàng không này mới mở chi nhánh ở chỗ tôi, nhưng tôi luôn sẵn sàng. Cho dù họ thuyết phục tôi rằng nghề này rất cực nhọc, tôi cũng không quan tâm.
Ba tuần tập huấn bao gồm một khối lượng kiến thức khổng lồ (mà tôi đã nghiên cứu suốt 30 năm), thi, tập sơ tán, và nhìn những người học cùng lớp mình bị mời về vì không đủ tiêu chuẩn. Vào tháng Tư, tôi thi kỳ thi cuối cùng và vượt qua. Tất cả những gì tôi có thể nghĩ được lúc nhận bằng tốt nghiệp khoá huấn luyện là công sức tôi học tập và theo đuổi ngành hàng không suốt 30 năm không phải là uổng phí.
Rằng cuộc sống có những cách giải quyết vấn đề rất kỳ diệu (và bí ẩn). Tôi nhận ra rằng phương châm sống mà tôi vẫn làm theo suốt cả cuộc đời – là giấc mơ chính là thứ để dựng nên thực tế, và đừng bao giờ bỏ cuộc, bởi không bao giờ là quá muộn – đã là đúng đắn.
Cho đến nay, dù đã hơn 50 tuổi, tôi vẫn là một tiếp viên hàng không và tôi yêu thích từng phút trong công việc của mình, trong suốt 5 năm qua.
Có một lần, khi tôi hạ cánh xuống sân bay quê nhà ở Detroit, ba cậu con trai của tôi đứng sẵn đợi mẹ, mỗi đứa cầm một bông hồng đỏ. Chúng nói rằng chúng muốn cho tôi thấy tình yêu và sự ủng hộ của chúng đối với một phụ nữ đã chấp nhận rủi ro và thử thách để theo đuổi mơ ước của mình (ở tuổi 50), một người tin rằng mình đủ mạnh mẽ để thử, để được khoác vào người bộ đồng phục mà mình đã đợi cả cuộc đời.
(SVVN)
Ở tuổi 17, giống như rất nhiều cô gái trẻ khác, tôi bị mê hoặc bởi một cô tiếp viên hàng không trên chuyến bay tới châu Âu. Cô ấy, đối với tôi, như thể một nữ thần. Tôi không thể rời mắt khỏi cô: tôi nhìn cô thực hiện các trách nhiệm của mình, trang phục hoàn hảo, tóc búi gọn, móng tay sạch sẽ.
Tôi ở châu Âu 3 tuần và tất cả những gì tôi có thể nghĩ tới là chuyến bay về nhà, để lại được nhìn thấy một cô tiếp viên hàng không nữa. Ở tuổi 19, tôi học đại học năm thứ hai và không chắc nên chọn chuyên ngành nào.
Tôi ghi danh vào ngành Khoa học Nhân văn, nhưng không hứng thú lắm. Sâu thẳm trong tim mình, tôi vẫn mong được trở thành giống như cô tiếp viên hàng không mà tôi nhìn thấy hai năm trước.
Tôi quyết định nộp đơn vào ngành hàng không. Tôi theo đuổi quá trình khó nhọc này suốt 3 năm, mà hồi đó còn không có máy tính, không có e-mail.
Tất cả giấy tờ đều được ghi bằng tay và chuyển bằng bưu điện.
Nhưng rồi từng lá thư gửi đến, nói rằng họ cảm ơn nhưng rất tiếc phải thông báo rằng họ đã tìm được người khác phù hợp. Năm này qua năm khác, tôi tiếp tục theo đuổi giấc mơ, cho đến khi, cuối cùng, tôi nhận ra rằng hẳn tôi phải thiếu một điều gì đó khiến tôi không được nhận.
Đó đúng là một thực tế đáng thất vọng. Tôi ngừng gửi các bản đăng ký và đẩy đam mê sâu sắc của mình vào sâu trong lòng, đi tiếp với cuộc sống của mình, mà không có các hãng hàng không.
Sự nghiệp của tôi suốt nhiều năm sau đó đều có liên quan tới một ngành: dịch vụ khách hàng. Dù là một nhân viên lễ tân hay ở cấp bậc quản lý, tôi luôn là người đối diện với công chúng.
Tôi sinh đôi hai cậu con trai, rồi sinh đứa con thứ ba. Một năm sau đó, tôi ly dị. Cuộc sống rất khó khăn. Tôi tuyệt vọng về tài chính, ngập trong những trách nhiệm, mà chỉ có ba cậu con trai mới giúp tôi vượt qua được.
Trong suốt thời gian đó, niềm đam mê được bay vẫn luôn bám đuổi tôi. Nhưng vai trò của người làm mẹ vẫn được đặt lên trước. Ba đứa con là cuộc sống của tôi, và tôi cứ tiếp tục như vậy. Chúng lớn lên, tốt nghiệp trung học và vào đại học. Khi con út của tôi sắp tốt nghiệp trung học cũng là lúc tôi thất nghiệp.
Một thời gian sau đó, tôi xem chương trình TV tên là “Hàng không”, nói về một nữ tiếp viên hàng không là goá phụ 50 tuổi, tên là Billy, sống một mình vì các con đều đã lớn và ra ở riêng. Bà ấy nói bà ấy thích tiếp xúc với con người. Bà đọc một quảng cáo là hãng hàng không Southwest tuyển tiếp viên nên quyết định đến xem có những vị trí nào. Sau một quá trình tuyển dụng vất vả, thật ngạc nhiên, bà được nhận và tham gia luyện tập. Billy tỏ ra rất phấn khởi. Và ước mơ của tôi lại trỗi dậy.
Tôi theo đuổi một hãng hàng không ở địa phương để không phải chuyển nhà. Phải ba tháng sau đó hãng hàng không này mới mở chi nhánh ở chỗ tôi, nhưng tôi luôn sẵn sàng. Cho dù họ thuyết phục tôi rằng nghề này rất cực nhọc, tôi cũng không quan tâm.
Ba tuần tập huấn bao gồm một khối lượng kiến thức khổng lồ (mà tôi đã nghiên cứu suốt 30 năm), thi, tập sơ tán, và nhìn những người học cùng lớp mình bị mời về vì không đủ tiêu chuẩn. Vào tháng Tư, tôi thi kỳ thi cuối cùng và vượt qua. Tất cả những gì tôi có thể nghĩ được lúc nhận bằng tốt nghiệp khoá huấn luyện là công sức tôi học tập và theo đuổi ngành hàng không suốt 30 năm không phải là uổng phí.
Rằng cuộc sống có những cách giải quyết vấn đề rất kỳ diệu (và bí ẩn). Tôi nhận ra rằng phương châm sống mà tôi vẫn làm theo suốt cả cuộc đời – là giấc mơ chính là thứ để dựng nên thực tế, và đừng bao giờ bỏ cuộc, bởi không bao giờ là quá muộn – đã là đúng đắn.
Cho đến nay, dù đã hơn 50 tuổi, tôi vẫn là một tiếp viên hàng không và tôi yêu thích từng phút trong công việc của mình, trong suốt 5 năm qua.
Có một lần, khi tôi hạ cánh xuống sân bay quê nhà ở Detroit, ba cậu con trai của tôi đứng sẵn đợi mẹ, mỗi đứa cầm một bông hồng đỏ. Chúng nói rằng chúng muốn cho tôi thấy tình yêu và sự ủng hộ của chúng đối với một phụ nữ đã chấp nhận rủi ro và thử thách để theo đuổi mơ ước của mình (ở tuổi 50), một người tin rằng mình đủ mạnh mẽ để thử, để được khoác vào người bộ đồng phục mà mình đã đợi cả cuộc đời.
(SVVN)
0 Response to "Không bao giờ là quá muộn"
Đăng nhận xét