Du học sinh 9X - ngày đầu tiên đi học
|
BÙI HOÀNG TONY (ngành Economics & Informatics, ĐH Braunschweig, Đức): QUA ĐỨC GẶP BÃO… GIÁ!
Trường ĐH tôi đang theo học nổi tiếng về chuyên ngành Thương mại Điện tử (khá mới mẻ ở Việt Nam). Tôi sang Đức cùng một nhóm các bạn Việt Nam khác. Khi sang đến đó, tôi rất bỡ ngỡ. Khó khăn nhất là bạn phải giỏi tiếng Đức mới có cơ may hiểu bài. Chi phí cuộc sống ở Đức khá là đắt đỏ nên tốt nhất phải có một kế hoạch chi tiêu thật hợp lý.
TỪ ĐỨC ÂN (ngành IT, Sydney Institute of Business and Technology (SIBT), Australia): THÍCH SỰ HÒA ĐỒNG, SỢ… HÀNH TÂY!
Từ Đức Ân |
SV với giáo sư ở đây đi uống cà phê với nhau là chuyện thường tình. Du học sinh châu Á ở đây khá nhiều nên cũng thoải mái. Về phần học thì chỉ cần nghe tốt một chút là ổn. Thầy cô rất thích các SV đặt câu hỏi. Càng hỏi nhiều càng tốt. Trường có cả phòng lab để thực hành, làm online test... rất tiện. Khó khăn tôi gặp phải là vấn đề ăn uống vì dân bên này nấu gì cũng cho hành Tây. Đôi khi thèm đồ ăn Việt ghê gớm. Thời tiết khá là lạnh, xuống tới 9-10oC vào mùa đông.
PHAN LÊ NA (ngành Finance & Acounting, ĐH Oklahoma, Hoa Kỳ): LÀM TỐT VIỆC CỦA MÌNH, SẼ ĐƯỢC YÊU MẾN!
Phan Lê Na |
Về sự thân thiện, bạn bè Mỹ có người này người nọ. Tất cả họ nói chuyện với mình nhưng khó nhớ được tên mình. Về phía thầy cô, dĩ nhiên sẽ tỏ ra thân thiện với mình, vì đó là công việc của họ. Chỉ cần bạn đừng quá nhút nhát là được. Hội du học sinh khá năng nổ nhiệt tình, họ giúp đỡ tôi những điều cơ bản phải biết khi qua đây, nhưng để hòa nhập được với môi trường mới thì tôi phải tự thân vận động thôi. Nghe có vẻ nghiệt ngã nhưng một khi bạn đã chọn cho mình con đường du học, tức là bạn phải có cái nhìn khách quan về mọi thứ, quan hệ và quyền lợi. Bạn làm tốt việc của mình thì không việc gì phải lo đến chuyện không được yêu mến.
NINH THỊ LAN PHƯƠNG (ngành Marketing Management, Business Academy Minerva (BAM), Đan Mạch): CÔ ĐỘC Ở XỨ TIÊN CÁ
Ninh Thị Lan Phương |
TRẦN BẢO TRÂM (sinh 1989, ngành Kế toán Tài chính, ĐH MDIS- Management and Development Institude of Singapore): TẬP NẤU ĂN, THÍCH NGHI CHỦ NHÀ TRỌ
Vì chưa bao giờ động đến việc nhà bếp nên chuyện ăn uống cũng là mối lo của mình. Ăn ngoài thì rất tốn kém, nên không còn cách nào khác là phải nấu cơm. Ba ngày trước khi sang Sing, mẹ mới chỉ cách... cắm nồi cơm điện. Mình nấu cơm và mua thức ăn bên ngoài. Có người quen sang thì mẹ gửi đồ ăn từ Việt Nam.
Trần Bảo Trâm |
Sau này có bạn vào ở cùng phòng thì share tiền đi chợ nấu cơm, nhưng mình phải nhận nhiệm vụ rửa chén (vì không biết làm gì khác ngoài việc nấu cơm và rửa chén). Vậy nên các bạn trước khi đi du học nhớ học thêm về nữ công gia chánh nhé! Ở KTX thì không được thoải mái nấu ăn. Nhiều nội quy của KTX rất nghiêm, chuyện gì cũng phạt tiền... kể cả quên mang chìa khoá. Mình quyết định chuyển ra ngoài thuê nhà trọ. Sống ở nhà thuê tùy thuộc rất nhiều vào chủ nhà. Nếu là người Hồi thì không được nấu thịt heo, có những gia đình không cho SV nấu ăn... Rồi giá tiền điện nước, internet... rất tốn kém.
NGUYỄN PHƯƠNG ANH (sinh 1989, Texas A&M University - Corpus Christi City – Texas, Hoa Kỳ):
“LÀM QUEN” GIÁ RAU XANH VÀ… MÚI GIỜ
Nguyễn Phương Anh |
NGUYỄN NHỤY LAN (sinh 1989, ngành Nursing, Santa Ana College, Hoa Kỳ): MANG CƠM VIỆT ĐẾN TRƯỜNG!
Nguyễn Nhuỵ Lan |
NGUYỄN SON (ĐH Monash, Melbourne, Australia): KHÔNG CÓ THỜI GIAN… ỦY MỊ!
Ban đầu mình gặp khó khăn vì tiếng Anh của người Úc mình nghe không hiểu mô tê. Dẫu tự tin với vốn ngoại ngữ của mình nhưng qua Úc mình cần phải học thêm nhiều. Cuộc sống thường nhật thay đổi. Khí hậu lạnh nên mình thường mặc áo ấm, khẩu phần thịt nhiều hơn (vì rau rất đắt). Với khẩu phần ăn đó, mình rất dễ bị tăng cân. Phòng trọ ở chung thì không đắt (khoảng 90 đôla Úc/ tuần). Chỉ cần làm thêm 9 giờ đồng hồ ở nhà hàng là mình trả được một tuần tiền trọ.
Nguyễn Son |
QUANG HƯNG, (ĐH Bowdoin -Mỹ, ngành Kinh tế): “Lên kế hoạch để có 4 năm du học thật hữu ích trước khi trở về!”
Sang đây, những bài học đầu tiên của mình không phải chỉ là kiến thức trên lớp, mà là cách sống của các bạn trẻ Mỹ: họ lịch thiệp, tôn trọng nhau và sống tiết kiệm. Họ thường xuyên chào hỏi, nói cảm ơn, xin lỗi, hoặc đơn giản là chủ động dọn dẹp sau khi ăn uống. Đây thực sự là một chuyến đi phiêu lưu, và khiến mình cảm thấy phải không ngừng học hỏi tiếp. Mục tiêu khi đi xa của mình là sử dụng 4 năm sao cho thật có ích, học và làm được càng nhiều điều càng tốt, học cách sống tự lập, để sau khi tốt nghiệp sẽ trở về và hoàn toàn tự đứng trên đôi chân của mình!
(theo svvn)
0 Response to "Du học sinh 9X - ngày đầu tiên đi học"
Đăng nhận xét